Trang chủ

Du lịch Hải Đăng

Máy phát điện

Tôn lợp mái

Chăm sóc thú cưng

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

Các loại vải may quần áo bảo hộ lao động - Luật Doanh Nghiệp

0/5 (0 votes)

Ở những ngành như điện lực, cơ khí, xây dựng, vệ sinh môi trường, y tế, hóa chất, xây dựng, công nghiệp nặng,… công nhân là những người thường xuyên làm việc trong môi trường nguy hiểm và tiềm ẩn rủi ro tai nạn cao hơn những bộ phận khác. Vì thế, việc trang bị quần áo bảo hộ là vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp bảo vệ người công nhân, giúp họ tránh khỏi các tác động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn tính mạng.


Do tính chất đặc thù của từng công việc, từng ngành nghề mà quần áo bảo hộ cũng được thiết kế theo từng yêu cầu khác nhau, trong đó có chất liệu vải. Bài viết sau đây Đồng Phục Phú Tài sẽ giới thiệu đến các bạn các loại vải may quần áo bảo hộ lao động cũng như đặc điểm của từng loại vải.

1. Đặc điểm vải may quần áo bảo hộ

Chất liệu vải may quần áo bảo hộ thường được lựa chọn phù hợp với từng tính chất công việc và thay đổi theo mùa. Chúng được phân thành 2 loại chính là vải chống nóng và vải chống lạnh. Mỗi loại vải sẽ có tính chất và những ưu nhược điểm khác nhau. Mời các bạn hãy cùng Đồng Phục Phú Tài tìm hiểu nhé!

1.1 Vải chống nóng

Vải chống nóng thường có các đặc điểm là thoáng khí, thấm hút mồ hôi, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc mỗi khi thời tiết nắng nóng, hoặc đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao. Dưới đây là các loại vải chống nóng thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

a) Vải pangrim

Đây là loại vải được sử dụng phổ biến nhất để may đồ bảo hộ lao động, đặc biệt là vải pangrim Neotex Hàn Quốc. Loại vải này được làm từ các chất liệu tự nhiên và có cách dệt độc đáo. Chúng có các ưu và nhược điểm như sau:


- Ưu điểm:

  • Vải thoáng mát, khả năng hút ẩm cao, chống được thời tiết nắng nóng.
  • Không bị bắt bụi, giúp người lao động không bị ảnh hưởng bởi các tác động của môi trường, đồng thời giúp việc vệ sinh quần áo được dễ dàng hơn.
  • Có độ bền vô cùng tốt, vải dày dặn giúp bảo vệ da tránh khỏi các tia UV độc hại, ngăn ngừa cháy nắng.
  • Vải ít nhăn, lên form dáng chuẩn và đẹp
  • Giá thành rẻ

- Nhược điểm:

  • Vải pangrim dễ bị ẩm và mốc vào mùa mưa, do đó cần cẩn thận trong việc bảo quản và sử dụng chất liệu hợp lý hơn.
  • Vải khó được làm sạch nếu như bị dính vết bẩn một thời gian quá lâu, vì thế cần vệ sinh quần áo thường xuyên.
  • Chất liệu lâu khô khi gặp thời tiết ẩm ướt

b) Vải cotton

Trong các loại vải dùng để may quần áo bảo hộ lao động thì vải cotton là chất liệu thoáng mát nhất. Tuy có một số nhược điểm, nhưng loại vải này vẫn được nhiều người ưa chuộng.


- Ưu điểm:

  • Độ thoáng khí rất cao, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc trong thời tiết nóng bức.
  • Khả năng hút ẩm cực tốt, thấm hút mồ hôi nhanh.
  • Vải cotton có bề mặt vải mềm mại, không thô ráp như những loại vải khác nên rất an toàn cho da.

- Nhược điểm:

  • Loại vải này không có khả năng chống bụi bẩn, không thích hợp trong môi trường có nhiều khói bụi.
  • Rất dễ hư hỏng nếu không bảo quản tốt.
  • Vải dễ nhăn
  • Khó giữ được form dáng sau thời gian dài sử dụng.

c) Vải kaki

Vải kaki có 2 loại được sử dụng phổ biến nhất là kaki tĩnh điện và kaki liên doanh.


- Kaki tĩnh điện:

  • Là loại vải được dệt có sự đan xen của sợi chỉ chống tĩnh điện, có công dụng hạn chế được hiện tượng phóng điện. Đây là chất liệu được sử dụng chủ yếu cho công nhân, kỹ sư điện lực, hay dành cho người lao động thuộc các ngành điện tử, xăng dầu, hóa chất…
  • Được cấu tạo có sợi cotton trong vải, do đó kaki tĩnh điện luôn có độ thoáng mát. Vải có độ bền cao, ít nhăn và dễ dàng trong việc giặt giũ.

- Kaki liên doanh: loại vải này được làm từ cotton và polyester nên có độ bền rất cao. Bề mặt vải khá mềm mại, lâu phai màu nên phù hợp may đồ bảo hộ lao động được sử dụng ngoài trời.

d) Vải tráng bạc

Đây là loại vải được tráng lớp bạc bên ngoài có tác dụng chống lại nhiệt độ cao và các ngọn lửa lớn. Vải tráng bạc được cấu tạo từ chất liệu Carbon Aramid, có khả năng chịu nhiệt lên đến 300 độ C. Bên cạnh đó, loại vải này cũng có khả năng chống thấm nước.


Chất liệu này chủ yếu được dùng để may quần áo bảo hộ cho lính PCCC. Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng để may quần áo bảo hộ cho công nhân làm việc tại các hầm mỏ, sản xuất luyện kim hay những nơi có môi trường nóng ẩm.

1.2 Vải chống lạnh

Vải chống lạnh thường được ứng dụng để may quần áo bảo hộ lao động vào mùa đông, hoặc trang phục khi phải di chuyển trong môi trường ẩm ướt, nhiều gió. Chúng có các loại phổ biến sau đây:

a) Jeans

Jeans là loại vải có khả năng giữ ấm tốt nên vẫn thường được dùng để may trang phục mùa lạnh. Vải jean thường có màu xanh đặc trưng do được sản xuất từ chất liệu cotton duck.


Loại vải này dày dặn, có độ bền cao và không bị co nhăn. Đặc biệt, vải jeans có một đặc điểm mà không phải loại vải nào cũng có, đó là thoáng khí nhưng lại giữ nhiệt. Nhược điểm của chúng là có độ co giãn khá kém nên không hợp khi phải hoạt động nhiều. 

b) Vải da

Vải da thường được sử dụng để may quần áo bảo hộ xe máy. Sau đây là một số loại da được sử dụng phổ biến nhất:


  • Da bò cao cấp: Da bò được sử dụng rất rộng rãi trong việc sản xuất giày, găng tay, áo khoác. Bởi với độ bền cao, giá thành rẻ lại dễ tìm, và đặc biệt là khả năng chống mài mòn tuyệt đối, cản gió tốt.
  • Da dê: Da dê rất bền, mềm và mịn, mang lại cảm giác êm ái tuyệt vời và sự thoải mái khi tiếp xúc nhờ chứa chất lanolin đặc biệt. Do đó, da dê thường được sử dụng để lót tại lòng bàn tay của găng tay bảo hộ.
  • Da chuột túi Kangaroo: Da kangaroo mỏng, nhẹ, bề mặt bóng đẹp lại bền chắc. Do Kanguru có ít chất béo hơn bò hoặc một số động vật khác, vì vậy da không phải cạo nhiều, không phải mất quá nhiều công đoạn xử lý trong quá trình sản xuất, vì thế giúp bảo tồn toàn vẹn sức mạnh và độ bền của da. Da kangaroo thường được sử dụng để sản xuất các dụng cụ bảo hộ xe máy đắt tiền.
  • Da tổng hợp: Da tổng hợp hay còn được gọi là da nhân tạo hoặc da giả, thường được sử dụng trong giày và găng tay. Da tổng hợp có khả năng chống mài mòn tốt, lại có chi phí rẻ hơn. Da tổng hợp thường có rất nhiều cách tạo vân khác nhau, tuy nhìn rất đẹp và hoàn hảo nhưng lại không tự nhiên như da thật.

c) Vải nỉ

Vải nỉ còn được gọi với tên gọi khác là Polar Fleece, được tạo ra từ len và vải. Bề mặt vải nỉ được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn màng. Chúng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực thời trang như quần áo thể thao, đồ trẻ em, đồ ngủ, chăn gối, … Ngoài ra, loại vải này còn được làm lớp lót bên trong lớp vải kaki để may đồ bảo hộ lao động vào mùa đông.


Ưu điểm:

    • Mềm mại & Ấm áp: Đặc điểm này có được nhờ đặc tính của len, tuy nhiên vải nỉ ít khi bị xù lông hơn so với len.
    • Vải nỉ có cấu trúc 2 mặt song song, không phân mặt trái, mặt phải nên có thể sử dụng tiện lợi cả 2 mặt.
    • Đa dạng về màu sắc, độ bám màu được đánh giá cao.
    • Giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền.
  • Nhược điểm:

    • Dễ thấm nước.
    • Nóng, bí vào mùa hè
    • Dễ bám bẩn nên khó vệ sinh.

2. Hồ sơ và thủ tục nhập khẩu vải may mặc

Theo quy định hiện hành, vải may mặc không thuộc nhóm hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam. Do đó, các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu loại hàng này về nước.

Tuy nhiên, trước khi nhập khẩu vải, các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm được các quy định liên quan trong hai Thông tư như sau:

  • Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may quy định.
  • Thông tư 07/2018/TT-BCT ngày 26/04/2018 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may quy định.

Căn cứ vào hai Thông tư trên, vải may mặc khi nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng nhập khẩu phải công bố hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong trường hợp, doanh nghiệp không tiến hành công bố hợp quy thì không được phép phân phối hàng hóa ra thị trường. Do đó khi làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc bạn nên lưu ý điều này để thực hiện cho chính xác.

2.1 Mã HS code quần áo, vải nhập khẩu

Bất cứ loại hàng nào khi nhập khẩu cũng cần có mã HS riêng. Việc xác định đúng mã HS của hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp biết được các chính sách liên quan và thủ tục nhập khẩu loại hàng đó như thế nào.

Đối với mặt hàng vải may mặc có mã HS rất đa dạng. Mã HS vải nhập khẩu được quy định từ Chương 50 đến Chương 60 trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, mặt hàng vải thuộc vào Phần XI – Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt. Tại phần XI có các chương cụ thể:

  • Chương 50: Tơ tằm
  • Chương 51: Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên.
  • Chương 52: Bông
  • Chương 53: Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy
  • Chương 54: Sợi filament nhân tạo; sợi dạng dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo
  • Chương 55: Xơ, sợi staple nhân tạo
  • Chương 56: Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, sợi coóc (cordage), sợi xoắn thừng, sợi cáp và các sản phẩm của chúng
  • Chương 57: Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác
  • Chương 58: Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu
  • Chương 59: Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp
  • Chương 60: Các loại hàng dệt kim hoặc móc
  • Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
  • Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
  • Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn
  • Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
  • Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
  • Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn

Để xác định được mã HS chính xác cho loại vải nhập khẩu, bạn cần xem xét đến chất liệu của vải. Dựa vào chất liệu và tính chất vải nhập khẩu bạn đối chiếu vào Danh mục hàng hóa trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu để tìm mã HS.

2.2 Hồ sơ cần chuẩn bị

Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc cần chuẩn bị gồm có:

  • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List
  • Vận đơn – Bill of lading
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of origin (Nộp giấy tờ này khi người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Giấy chứng nhận hợp quy
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Ngoài ra, căn cứ vào Thông tư 21/2017/TT-BTC ngày 23/10/2017 của Bộ Tài Chính thì các sản phẩm dệt may thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21 ( trừ các sản phẩm có mã HS 9619) thực hiện việc công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Theo đó, mặt hàng vải thuộc phụ lục I sau khi tiến hành thủ tục nhập khẩu vải sẽ phải tiến hành công bố hợp quy theo quy định.

Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công bố hợp quy cần lập 2 bộ hồ sơ công bố hợp quy. Trong đó:

  • 1 bộ nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc gửi vào cổng thông tin một cửa của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
  • 1 bộ hồ sơ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lưu giữ lại

Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này);
  • Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
    1. Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
    2. Tên sản phẩm, hàng hóa;
    3. Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
    4. Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
    5. Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
    6. Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này);
  • Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

2.3 Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu vải may mặc

Quy trình thủ tục nhập khẩu vải may mặc gồm những bước sau:

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhập khẩu vải may mặc thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau bước kiểm tra hồ sơ nếu không có vấn đề gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Các bạn lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. 

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

2.4 Những lưu ý khi nhập khẩu vải may mặc bạn cần biết

Khi nhập khẩu vải may mặc về nước, bạn cần kê khai chính xác thông tin hàng hóa nhập về trong quá trình làm hàng. Việc kê khai đúng sẽ giúp quá trình nhập khẩu thuận lợi hơn. Cụ thể, các thông tin cần khai báo là:

  • Tên hàng
  • Thành phần chất liệu: Bao nhiêu wool, bao nhiêu poly, làm từ lông gì?…
  • Công nghệ dệt: Dệt thoi, dệt kim hay không dệt
  • Công dụng của sản phẩm: Làm hàng may mặc, rèm cửa,…
  • Khổ vải: Chiều dài, chiều rộng và trọng lượng
  • Mật độ sợi hoặc định lượng

Ngoài ra, khi nhập khẩu, mặt hàng này thường sẽ bị tham vấn về giá và yêu cầu về chứng nhận xuất xứ của lô hàng (C/O). Do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ để giải trình khi cơ quan Hải quan yêu cầu.

3. Công ty Đồng Phục Phú Tài

Đồng Phục Phú Tài là công ty chuyên may đồng phục bảo hộ lao động uy tín tại Tp. HCM. Chúng tôi cam kết các loại vải may quần áo bảo hộ lao động đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ tay nghề cao, cùng với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đảm bảo sẽ tạo ra những mẫu đồng phục đẹp nhất, tinh tế nhất, chất lượng nhất. Chúng tôi hỗ trợ hầu hết trong việc tư vấn, thiết kế, đo size, sửa đồ, in logo và giao hàng tận nơi uy tín, đảm bảo chất lượng tại TP.HCM.


4.1 Quy trình tiếp nhận tại Phú Tài

Quy trình tiếp nhận đơn hàng của đồng phục Phú Tài gồm các bước như sau:

  • Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về chất liệu vải, màu sắc, mẫu mã và kỹ thuật may đồng phục phù hợp.
  • Trao đổi thông tin với khách hàng: khách hàng sẽ cung cấp thông tin in trên đồng phục như tên công ty, logo, thương hiệu, … cũng như số lượng đồng phục đặt may.
  • Báo giá sản phẩm
  • Ký kết hợp đồng: hợp đồng phải có đầy đủ các điều khoản giá cả, hình thức thanh toán, chất lượng sản phẩm, hình thức may đo, thời gian giao nhận hàng, các hình thức phạt vi phạm hợp đồng …
  • Tiến hành thiết kế và may đo đồng phục theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra chất lượng đồng phục trước khi bàn giao.
  • Bước cuối cùng là bàn giao sản phẩm đúng hạn sau khi khách hàng đã kiểm tra đủ số lượng và xác nhận mẫu thiết kế. Khách hàng sẽ tiến hành lấy sản phẩm và thanh toán phần chi phí còn lại như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

4.2 Cam kết dịch vụ

Với mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Chúng tôi – Công ty đồng phục Phú Tài xin cam kết:

  • Tư vấn tận tâm và chu đáo. Hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi.
  • Cung cấp đủ mẫu, đủ size, nhiều mẫu mã thiết kế đẹp mắt, chất lượng cho khách hàng dễ dàng lựa chọn cũng như đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, lành nghề, được đào tạo bài bản, nắm bắt được xu hướng thời trang hiện đại.
  • Thiết kế mẫu miễn phí
  • Trang thiết bị hiện đại, công nghệ may tiên tiến, dây chuyền sản xuất tối ưu.
  • Có xưởng may riêng, đảm bảo chất lượng
  • Giá thành cạnh tranh
  • Hỗ trợ may đồng phục công ty số lượng ít.
  • Cam kết thực hiện giao hàng đúng tiến độ
  • Hỗ trợ giao hàng tận nơi.

Ngoài ra chúng tôi còn có nhiều chính sách ưu đãi cho các khách hàng đặt may đồng phục số lượng lớn và đối tác dài lâu. Còn chờ gì nữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi các bạn có nhu cầu may đồng phục.

>> Các bạn xe thêm mã hs code quần áo 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH MAY ĐỒNG PHỤC PHÚ TÀI

    • Địa chỉ VP: 46/67/26 Đường Số 18, P. Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân 
    • Email: dongphucphutai@gmail.com 
    • Hotline: 0904 932 052 - Tel: 0981 821 152

TIN TỨC LIÊN QUAN