Trang chủ

Du lịch Hải Đăng

Máy phát điện

Tôn lợp mái

Chăm sóc thú cưng

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Các loại chi phí trong doanh nghiệp

5.0/5 (1 votes)
- 4

Yếu tố đầu tiên và đặc biệt cần thiết để thành lập công ty đó chính là nguồn vốn. Nguồn vốn đủ mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có thể mạnh dạng đầu tư và phát triển mà không cần lo lắng về yếu tố tài chính.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Vậy thành lập công ty cần bao nhiêu vốn là đủ? Đó là câu hỏi mà nhiều cá nhân có mong muốn thành lập công ty đặt ra. Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Các loại chi phí cần có để thành lập công ty

Hiện tại, pháp luật không quy định cụ thể cần bao nhiêu vốn để thành lập doanh nghiệp. Tùy vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh, khả năng tài chính cũng như mục tiêu hoạt động của công ty mà doanh nghiệp xác định vốn.

Dưới đây là các loại vốn mà doanh nghiệp cần có khi thành lập công ty.


1.1 Vốn điều lệ 

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi trong Điều lệ công ty.

Ý nghĩa của vốn điều lệ của doanh nghiệp

  •  Sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như với doanh nghiệp;
  • Vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
  • Cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

Hiện tại, các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam không cần chứng minh có đủ vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Tùy nhu cầu, ngành nghề và quy mô hoạt động, doanh nghiệp sẽ tự đăng ký vốn điều lệ công ty.

Tuy nhiên, nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình hoạt động, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký.

Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty.

1.2 Các loại chi phí trong doanh nghiệp 

Để vận hành và hoạt động, doanh nghiệp cần bỏ ra các loại chi phí khác nhau như:

a) Chi phí nguyên vật liệu

Nếu bạn là doanh nghiệp thương mại thì cần chú ý đến chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ… dùng cho sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ được dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.

b) Chi phí thuê nhân công

Chi phí nhân công là các khoản phải chi trả cho việc thuê nhân viên của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm tiền lương cho đến các khoản phụ cấp, trợ cấp như thưởng, tiền trợ cấp ăn uống, tiền xăng xe… 

Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần phải ước tính số lượng nhân viên và tính chất công việc của mỗi người mà tính toán mức chi phí nhân công phù hợp.

c) Chi phí khấu hao TSCĐ

Đây là chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả cho các tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao bao gồm chi phí khấu hao hữu hình và chi phí khấu hao vô hình. 

+ Chi phí khấu hao hữu hình là giá trị khấu hao mà doanh nghiệp bỏ ra để trích khấu hao tương ứng với tài sản cố định tùy thuộc vào thời gian sử dụng của nó. 

+ Chi phí khấu hao vô hình là tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất nhưng vẫn mang giá trị chung của doanh nghiệp, được sử dụng trong kinh doanh, sản xuất.

d) Chi phí ngoài sản xuất 

Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này có thể là chi phí quản lý khách hàng, chi phí tiếp thị, chi phí chăm sóc khách hàng…

d) Phí và lệ phí

Phí và lệ phí mà doanh nghiệp phải chi trả là các loại thuế đất, lệ phí môn bài, lệ phí sao y, chứng thực, chi phí cầu đường...

1.3 Nguồn vốn doanh nghiệp

Nguồn vốn doanh nghiệp có thể được hiểu là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp đối với các chủ đầu tư, với ngân hàng hoặc với các cổ đông. Doanh nghiệp khai thác nguồn vốn, cũng tức là khai thác được một số tiền nhất định.

Nguồn vốn doanh nghiệp được chia làm hai loại chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

a) Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số vốn ban đầu mà doanh nghiệp tự mình bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoặc phần lợi nhuận mà công ty thu được từ việc sản xuất kinh doanh đó. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn dài hạn.

b) Nợ phải trả

Đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp mới thành lập thì chắc hẳn sẽ có các khoản vay từ các cá nhân hoặc tổ chức khác. 

Mua những hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu từ người bán khác nhưng doanh nghiệp lại chưa có khả năng chi trả ngay. Phần chưa thanh toán đó được quy vào phần nợ phải trả của doanh nghiệp.

Nợ phải trả lại bao gồm hai thành phần là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

+ Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp nợ đơn vị khác mà buộc phải trả trong thời gian ngắn. Ở đây có thể là quý hoặc năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh

  • Các khoản vay ngắn hạn
  • Khoản nợ dài hạn nhưng sắp đến hạn phải trả
  • Các khoản phải trả người bán, người cung cấp
  • Tiền lương, các khoản phụ cấp cho nhân viên công ty
  • Chi phí phát sinh phải trả
  • Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
  • Các khoản phải trả ngắn hạn khác

+ Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian có thể lên đến trên 1 năm. 

  • Khoản vay dài hạn cho đầu tư phát triển công ty
  • Phát hành trái phiếu
  • Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
  • Thuế thu nhập
  • Quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên.

Như vậy, để thành lập doanh nghiệp nói chung bạn cần xác định được tất cả các khoản chi phí cần có cho doanh nghiệp của mình là vốn điều lệ và chi phí trong doanh nghiệp và có các mối quan hệ để xoay vòng vốn  khi cần thiết. Từ đó có thể tính toán được số vốn cần thiết để thành lập doanh nghiệp.

2. Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn các loại chi phí và vốn cần phải có thể thành lập doanh nghiệp nói chung. Vậy thành lập công ty TNHH thì cần bao nhiêu vốn?


2.1 Quy định về vốn điều lệ công ty TNHH

a) Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Theo Điều 74 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định về vốn điều lệ công ty TNHH như sau:

1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

4. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

b) Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

2.2 Số vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH

Số vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH phụ thuộc trực tiếp vào doanh nghiệp đó sẽ đăng ký ngành nghề kinh doanh gì?

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người đăng ký kinh doanh cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh. Hiện nay có 2 nhóm ngành nghề kinh doanh là: Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện ( điều kiện về vốn, chứng chỉ hành nghề…) và nhóm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.

a) Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không có điều kiện

Đối với công ty TNHH đăng ký những ngành nghề kinh doanh không yêu cầu về vốn thì chủ doanh nghiệp có thể tự do đăng ký số vốn điều lệ. Tức là KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH MỨC VỐN TỐI THIỂU để đăng ký thành lập công ty trong trường hợp này.

Vì thế, tùy vào khả năng, quy mô doanh nghiệp cộng với sự cân đối các khoản chi phí trong doanh nghiệp mà chủ công ty TNHH có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp nhất.

b) Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định.

Vốn pháp định là vốn bắt buộc phải có khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, sẽ có quy định cụ thể về vốn pháp định.

Như vậy, nếu thành lập công ty TNHH trong trường hợp này doanh nghiệp cần phải có số vốn  tối thiểu bằng mức vốn pháp định. Ví dụ: Kinh doanh bất động sản vốn pháp định là 2tỷ đồng.

3. Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được nhiều lựa chọn hiện nay. Theo cái nhìn từ phía nhà đầu tư thì loại hình doanh nghiệp này cho phép họ được chia sẻ rủi ro trong kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. 

Nên công ty cổ phần đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Vậy thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?


3.1 Quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần

Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Khi thành lập, cổ đông đăng ký góp vốn bằng Đồng Việt Nam. Nếu cổ đông góp vốn bằng tài sản, ngoại tệ… thì các tài sản, ngoại tệ này cần được định giá, nhằm làm rõ giá trị góp vốn của mỗi cổ đông. Đó cũng là căn cứ để tính khấu hao cũng như trách nhiệm của mỗi cổ đông. Sau khi công ty có giấy phép kinh doanh thì có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu huy động vốn.

3.2 Số vốn cần có để thành lập công ty cổ phần

- Đối với vốn điều lệ: Công ty có thể lựa chọn mức vốn từ vài chục triệu đến vài tỷ, vài trăm tỷ tùy vào từng chiến lược dự kiến kinh doanh của các cổ đông sáng lập bởi vì pháp luật không có bất kỳ quy định nào về mức vốn tối thiểu thành lập công ty cổ phần mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng.

- Đối với vốn pháp định: Mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định đều yêu cầu mức vốn khác nhau. Nên doanh nghiệp hàng cần căn cứ vào các văn bản trong từng lĩnh vực để xác định mức vốn cần đáp ứng.

3.3 Doanh nghiệp nên đăng ký vốn điều lệ như thế nào?

Doanh nghiệp nên lưu ý vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.

Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp cần đóng sau khi thành lập công ty.

  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 03 triệu đồng/năm
  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 02 triệu đồng/năm
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 01 triệu đồng/năm

Tân Thành Thịnh khuyến cáo khách hàng chỉ nên đăng ký số vốn điều lệ vừa đủ trên cơ sở tính toán chi phí kinh doanh và khả năng tài chính. Không nên đăng ký mức vốn điều lệ cao ngay từ đầu để hạn chế rủi ro pháp lý liên quan do thành viên/cổ đông/chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm với phần vốn góp và cam kết và phải chịu mức phí môn bài cao.

Cũng không nên đăng ký số vốn điều lệ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trước đối tác và khách hàng của mình.

4. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thịnh với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp – thủ tục thành lập công ty, dịch vụ kế tóa... Chúng tôi tư vấn toàn diện cho doanh nghiệp các vấn đề về thành lập doanh nghiệp – kế toán thuế.

Nếu bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp mà không biết nên bắt đầu từ đâu, bạn cần một lời tư vấn hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đầy đủ và toàn diện nhất.


a) Gói dịch vụ tư vấn thành lập DN gồm những gì?

Với gói dịch vụ này các bạn được tư vấn đầy đủ và toàn diện về vấn đề thành lập doanh nghiệp như:

• Tư vấn về loại hình doanh nghiệp

• Tư vấn về tên doanh nghiệp

• Tư vấn về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

• Tư vấn về vốn

• Tư vấn về đối tượng góp vốn

• Tư vấn về quản trị

• Tư vấn các thủ tục sau thành lập: Mở tài khoản ngân hàng, Kê khai và đóng thuế môn bài, Thông báo sử dụng hóa đơn...

b) Cam kết dịch vụ

  • Được sự hướng dẫn tận tình của các chuyên viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao.
  • Bảo mật thông tin khách hàng.
  • Được tư vấn, hướng dẫn đúng theo quy định pháp luật.

5. Các câu hỏi thường gặp về vốn điều lệ công ty

Dưới đây là một số thắc mắc mà khách hàng gửi về Tân Thành Thịnh xoay quanh vấn đề vốn điều lệ, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

5.1 Có thể tăng vốn điều lệ công ty được không?

Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp có nhu cầu nâng cao quy mô thì có thể tăng vốn điều lệ công ty. Việc tăng vốn điều lệ công ty cũng cần phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định.

5.2 Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty

Vốn điều lệ và các quy định khác của từng loại hình công ty là khác nhau. Vì vậy, hồ sơ  tăng vốn điều lệ của từng loại hình công ty cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa của Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi công ty đặt địa chỉ. Hoặc tiến hành nộp qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn. 

Bước 3: Nhận kết quả 

Sau 5 - 7 ngày làm việc, cơ quan này sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn về thủ tục thành lập công ty các bạn vui lòng liên hệ Công ty Tân Thành Thịnh để được giải đáp cụ thể. 

>> Các bạn xem thêm Thành lập công ty có cần bằng cấp không?

CÔNG TY TNHH TÂN THÀNH THỊNH

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
  • Tel: 028.3985.8888 - Hotline: 0909.54.8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN