Trang chủ

Du lịch Hải Đăng

Máy phát điện

Tôn lợp mái

Chăm sóc thú cưng

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

Doanh nghiệp chế xuất có phải kê khai thuế gtgt? Tân Thành Thịnh

5.0/5 (2 votes)
- 7

Doanh nghiệp chế xuất là loại hình doanh nghiệp đặc biệt được thành lập riêng trong khu chế xuất và hưởng nhiều ưu đãi nhà nước. Theo quy định, doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất hoặc từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài và nhiều ưu đãi thuế khác.

Doanh nghiệp chế xuất có phải kê khai thuế gtgt?

Vậy doanh nghiệp chế xuất có phải chịu thuế gtgt không? Doanh nghiệp chế xuất có phải kê khai thuế gtgt không? Có những quy định về doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu và giải đáp những câu hỏi trên tại bài viết ngay dưới đây nhé.

1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Căn cứ Khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.


Theo đó, doanh nghiệp chế xuất có thể nằm trong khu chế xuất hoặc các khu công nghiệp, khu kinh tế khác miễn đáp ứng đúng những quy định đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

1.1 Quy định về doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất chuyên xuất khẩu 100% hàng hóa ra nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cuẩ tất cả các quốc gia và cùng lãnh thổ trên thế giới.

Căn cứ theo Nghị định số 114/2015 sửa đổi, bổ sung điều 21 Nghị định số 29/2008 và Nghị định số 164/2013 quy định về hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì một số quy định chung về khu chế xuất sẽ được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp chế xuất và khu chế xuất sẽ được áp dụng chung các quy định về khu phi thuế quan.
  • Doanh nghiệp chế xuất nằm trong danh sách được quy định trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay trong danh sách các văn bản đăng ký đầu tư của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không cần phải làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Doanh nghiệp chế xuất và khu công nghiệp chế xuất phải được ngăn cách cẩn thận với phần lãnh thổ bên ngoài để đảm bảo cho việc kiểm tra cũng như giám sát của các cơ quan hải quan cũng như các cơ quan chức năng khác.
  • Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
  • Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
  • Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan.
  • Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại.
  • Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
  • Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.
  • Doanh nghiệp chế xuất được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam nhưng phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam.
  • Đồng thời phải bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.

1.2 Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi gì?

Doanh nghiệp chế xuất được hưởng những ưu đãi đặc biệt sau:

  • Ưu đãi sử dụng đất: miễn thuê đất trong 7 năm.
  • Ưu đãi thuế xuất khẩu - nhập khẩu: được miễn phí thuế xuất - nhập khẩu do không phải là đối tượng chịu thuế.
  • Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: hưởng mức thuế suất 17% và miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm liên tiếp đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 4, điều 19, thông tư 78/2014/TT-BTC.

2. Doanh nghiệp chế xuất có chịu thuế gtgt ?

Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất hoặc từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài. 

Trường hợp, doanh nghiệp chế xuất kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam thì phải thực hiện nghĩa vụ thuế như bao doanh nghiệp khác.


2.1 Chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất

Tùy vào từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất mà chính sách thuế quy định sẽ khác nhau, cụ thể:

a) Trường hợp doanh nghiệp chế xuất nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất khác

Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: hàng hóa đưa đi gia công tại DNCX khác không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Về thuế GTGT: Trường hợp DNCX nhận gia công cho DNCX khác là quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các khu phi thuế quan với nhau nên thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

b) Trường hợp DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa

>> Đối với doanh nghiệp nội địa:

  • Về thuế nhập khẩu: phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, khoản 2 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Trị giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC, không tính vào trị giá hải quan sản phẩm sau gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu mà doanh nghiệp nội địa đã đưa đi gia công tại DNCX theo hợp đồng gia công.
  • Về thuế GTGT: phải kê khai, nộp thuế GTGT theo giá tính thuế GTGT quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

>> Đối với doanh nghiệp chế xuất:

Về thuế GTGT: Trường hợp hoạt động gia công của doanh nghiệp chế xuất thuộc hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định tại khoản 7 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ thì DNCX hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động gia công nêu trên với thuế suất thuế GTGT 10%.

2.2 Doanh nghiệp chế xuất có phải chịu thuế gtgt không?

Doanh nghiệp chế xuất có phải chịu thuế gtgt không? Để xác định được doanh nghiệp chế xuất phải chịu thếu gtgt phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh và sản xuất. Nếu doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài thì được áp dụng mức thuế suất gtgt 0%, do không thuộc đối tượng chịu thuế.

Nếu doanh nghiệp chế xuất thực hiện gia công cho doanh nghiệp chế xuất khác với những hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho việc xuất khẩu thì cũng không thuộc đối tượng chịu thuế.

Trường hợp, nếu doanh nghiệp chế xuất thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì phải thực hiện kê khai và nộp thuế theo đúng quy định. Mức thuế suất gtgt doanh nghiệp chế xuất phải đóng trong trường hợp này là 10%.

2.3 Doanh nghiệp chế xuất kê khai thuế gtgt như thế nào?

Theo những quy định về chính sách thuế thì đối với hoạt động chính là sản xuất để xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất không phải kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế do không phải là người nộp thuế GTGT đối với hoạt động này.

Đối với trường hợp được cấp phép hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá ngoài hoạt động chính thì căn cứ điều 77 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và Điều 1 Nghị định số 114/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện kê khai thuế gtgt như sau:

  • Doanh nghiệp chế xuất được thực hiện mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 của Chính phủ phải thực hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền phân phối.
  • Doanh nghiệp chế xuất chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật. 
  • Các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác áp dụng đối với việc sản xuất để xuất khẩu của DNCX không áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của DNCX.

Do đó, doanh nghiệp chế xuất sẽ phải thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa và thực hiện các nghĩa vụ về kê khai và nộp thuế đúng và đầy đủ theo quy định của hoạt động này.

3. Các loại thuế doanh nghiệp chế xuất phải đóng

Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).


Những doanh nghiệp chế xuất được hưởng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 17% và miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm liên tiếp đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 4, điều 19, thông tư 78/2014/TT-BTC.

Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp chế xuất là:

  • Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp thực hiện cế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
  • Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.

4. Công ty tư vấn thuế Tân Thành Thịnh

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kê khai thuế? Bạn chưa biết thực hiện kê khai thuế như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và đúng những quy định của nhà nước thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.


Với thế mạnh về lĩnh kế toán – thuế và dịch vụ báo cáo thuế, Tân Thành Thịnh là đơn vị trực tiếp hỗ trợ hơn 20.000 khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau về các thủ tục kê khai thuế, sổ sách, hồ sơ chứng từ để bảo vệ quyền lợi cũng như thực hiện nghĩa vụ THUẾ đối với nhà nước. 

Đến với Tân Thành Thịnh, bạn sẽ hoàn toàn an tâm và tin tưởng bởi đội ngũ chuyên viên kế toán của chúng tôi được tuyển chọn đầu đầu vào với những tiêu chuẩn cao, họ luôn có năng lực chuyên môn vững, dày dạn kinh nghiệm trong việc xử lý mọi vấn đề liên quan đế thuế, chứng từ, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tân Thành Thịnh là đại lý thuế trực tiếp của Tổng Cục Thuế tphcm, chúng tôi cam kết bảo mật mọi thông tin khách hàng và chịu trách nhiệm trực tiếp với các cơ quan ban ngành về những hồ sơ, chứng từ. Giúp công ty hạn chế được các rủi ro và an tâm hoạt động kinh doanh.

Vì thế đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tháo gỡ ngay những vấn đề khó khăn liên quan đến Thuế, Kế Toán và các thủ tục pháp lý của doanh nghiệp nhé.

4.1 Quy trình kê khai thuế Tân Thành Thịnh

Quy trình kê khai thuế được thực hiện qua 4 bước:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
  • Bước 2: Tư vấn và đề xuất giải pháp.
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện kê khai thuế.
  • Bước 4: Hoàn thành kê khai và giải  đáp những thắc mắc liên quan, những vấn đề phát sinh.

Thông thường việc kê khai thuế được Tân Thành Thịnh hỗ trợ trọn gói miễn phí trong gói dịch vụ thành lập công ty hoặc riêng lẻ theo từng nhu cầu của khách hàng. Tùy vào mỗi nhu cầu quy trình kê khai thuế sẽ được hỗ trợ linh hoạt, đảm bảo mang lại những lợi ích tốt nhất cho công ty, cho khách hàng cụ thể.

4.2 Cam kết lợi ích khách hàng nhận được

  • Hỗ trợ tư vấn chuyên nghiệp

  • Thời gian nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan ban ngành trong việc kê khai thuế.
  • Chi phí cố định, không phát sinh.

Trên đây là bài viết về doanh nghiệp chế xuất có kê khai thuế gtgt không. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn có thắc mắc gì về các vấn đề kê khai thuế ban đầu hay nộp thuế cho doanh nghiệp đừng ngần ngại liên hệ Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kế toán – thuế. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi khách hàng. Vì thế hãy nhấc máy liên hệ ngay chúng tôi với số hotline 0909 54 8888 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

>> Các bạn xem thêm kê khai thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN